I. BÀ BẦU CÓ NÊN TẬP GYM HAY KHÔNG?
Trong những tháng đầu khi mang thai các bà bầu không nên vận động mạnh do lúc này thai còn chưa phát triển và chưa được ổn định. Tuy nhiên theo giáo sư khoa sản của đại học Y Khoa New York, Hoa Kỳ Bruce K. Young, tập thể dục nặng không gây ra bất kỳ thương tổn nào cho thai nhi.
Vì vậy trong suốt quá trình mang thai các mẹ bầu nên có một chế độ tập luyện điều độ để có thể nâng cao sức khỏe cho mẹ và bé và cũng là điều kiện để sau này sinh dễ hơn.
II. NHỮNG LỢI ÍCH TUYỆT VỜI ĐỐI VỚI BÀ BẦU KHI TẬP GYM
-
Tập luyện giúp tâm trạng thoải mái, giải tỏa stress: Nhiều chị em phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ thường rất dễ cáu gắt, mệt mỏi và căng thẳng. Do đó, tập luyện sẽ giúp sản sinh ra nhiều Endorphins, giúp tinh thần thoải mái và hạnh phúc hơn.
-
Kiểm soát được cân nặng: Chắc chắn chẳng ai muốn sau khi sinh, người sồ sề, mỡ bụng bao quanh đúng không. Tập luyện chăm chỉ sẽ giúp chị em nhanh chóng giải quyết được điều này.
-
Giúp ngủ ngon hơn và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
-
Giúp tiêu hóa tốt hơn, hạn chế đi các chứng táo bón.
-
Giúp dẻo dai hơn, chịu đựng tốt hơn, sẵn sàng cho sinh.
-
Giảm huyết áp cao, các vấn đề tiền sản có thể gây sinh non, nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
-
Ngăn chặn các hiện tượng giãn tĩnh mạch, trĩ hay tiểu đường.
III. NHỮNG LƯU Ý CHO BÀ BẦU KHI TẬP GYM
Để đạt được kết quả tốt nhất và có những bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe của mối bà bầu, trước khi luyện tập với các loại dụng cụ thể dục bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
Ở những tháng thai đã phát triển ổn định bạn nên tập gym và các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội hay đạp xe nhẹ nhàng.
Nên mặc đồ tập rộng, thoải mái và chọn những chất liệu vải thấm hút mồ hôi tốt.
Lựa chọn loại giày thể thao phù hợp với chân mình.
Hãy lắng nghe cơ thể để biết được giới hạn và khả năng chịu đựng của mình và tuyệt đối không tập quá sức.
Bên cạnh việc tập gym nhẹ nhàng, bạn cũng có thể tập luyện thêm những môn thể thao như đi bộ nhanh, bơi lội hay đạp xe với xe đạp thể dục… Đây đều là những bài tập tốt cho thai phụ.
Tuy nhiên, với các trường hợp dưới đây tuyệt đối không nên tập gym bởi chúng có thể gây ra những biến chứng ngoài mong muốn:
– Nếu bà bầu thấy huyết áp tăng, nhức đầu. Hoặc nặng hơn là bạn đã bị chẩn đoán tiền sản giật.
– Cơ thể cảm thấy không được khỏe, bị hoa mắt, chóng mặt và em bé quẫy đạp nhiều.
– Khi bà bầu thấy mình bị chảy máu âm đạo, vỡ màng ối hay bị co thắt dạ con.
– Bà bầu bị bệnh tim hoặc có tiền sử bệnh tim.
IV. NHỮNG BÀI TẬP KHI MANG BẦU
1. Nâng tạ (tập tạ): Trong giai đoạn đầu và thứ 2, bạn vẫn có thể tập tạ bình thường. Tuy nhiên, cần phải nhớ kỹ các lưu ý ghi dưới đây.
2. Bơi lội: Đây là 1 trong những môn thể thao tuyệt vời cho các bà bầu tập thể dục, vì nước giúp giảm áp lực cho xương khớp rất tốt.
3. Aerobics dưới nước: Môn thể dục này chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam, tuy nhiên, nó rất có lợi cho sức khỏe của các mẹ bầu.
4. Yoga: Thật sự là 1 cách lý tưởng để thư giãn, tìm sự dẻo dai, thậm chí còn giúp giảm các chứng đau nhức trong thời gian thai kỳ.
5. Pilates: Đây cũng là 1 môn thể dục tuyệt vời để giúp bạn sinh nở dễ dàng hơn.
6. Đi bộ hay chạy bộ: Nếu không thể tập luyện các bộ môn trên, thì đi hay chạy bộ nhẹ nhàng cũng là 1 môn thể dục cực tốt cho bạn đó nhé. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước cho chắc để tránh chạy tốc độ nhanh gây ảnh hưởng tới sức khỏe bé nhé.
V. KHI NÀO THÌ DỪNG TẬP GYM
Nếu trong quá trình mang thai và tập gym xẩy ra những triệu chứng dưới đây, hãy dừng tập ngay và ngay lập tức đi tới bệnh viện kiểm tra kỹ càng nhé.
-
Chảy máu âm đạo
-
Nhức đầu (nặng hay nhẹ cũng vậy)
-
Buồn nôn quá nhiều
-
Đau bụng
VI. LƯU Ý TẬP TRONG TỪNG GIAI ĐOẠN MANG THAI
Giai đoạn 1: Lúc này, bạn vẫn có thể tập tạ bình thường như lúc chưa mang thai. Tuy nhiên, tốt nhất vào giai đoạn này, bạn hãy đăng ký các lớp học Yoga hay Pilates dành riêng cho bà bầu, sẽ tốt cho bạn hơn nhiều đó.Nếu cảm thấy hơi mệt, hãy giảm cường độ tập xuống chứ đừng nghỉ tập luôn nhé.
Giai đoạn 2: Ở khoảng thời gian này, trái tim của bạn phải hoạt động nhiều hơn để lưu thông nhiều máu tới các cơ quan bên trong. Do đó, hãy giảm cường độ tập Cardio xuống khoảng 20-30%. Tránh xa các bài tập uốn cong lưng như bài tập Yoga Downward Dog nhé.
Giai đoạn 3: Vào giai đoạn này, các khớp xương rất dễ bị tổn thương; do đó, hãy cẩn thận khi nâng tạ. Tốt nhất là lúc này, bạn nên tập các bài tập Free Weight (không dùng máy tập). Ngoài ra, bạn có thể đi bộ hay đi bơi sẽ tốt nhất nhé. Vừa thư giãn vừa không gây tác động mạnh vừa thư giãn khớp xương.
Qua đây thì các bạn cũng đã hiểu được bà bầu có nên tập gym hay không rồi đó. Tuy nhiên để an tâm hơn thì các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập nhé.