Kẽm là thành phần quan trọng, không thể thiếu nhằm giúp xương của chúng ta khỏe mạnh để nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Ngoài ra, nó còn có những công dụng tuyệt vời khác đối với sức khỏe. Cùng tìm hiểu loại chi tiết về khoáng chất này qua bài viết sau đây nhé!
Kẽm là thành phần quan trọng của cơ thể
Kẽm Zinc là gì?
Về mặt hóa học: Kẽm là nguyên tố kim loại lưỡng tính.
Về mặt sinh học: Kẽm là một chất khoáng vi lượng cần thiết cho cơ thể con người. Mặc dù cơ thể chỉ cần chúng với một lượng rất ít nhưng nếu thiếu thì sẽ dẫn đến một số tình trạng bệnh lý.
Giống như vitamin, cơ thể không thể tự sản sinh ra kẽm mà cần được bổ sung từ bên ngoài. Kẽm được bổ sung vào cơ thể thông qua ăn uống hằng ngày hoặc qua sử dụng các thực phẩm bổ sung kẽm, thực phẩm chức năng bổ sung kẽm hay thuốc bổ sung kẽm (dưới dạng các hợp chất như kẽm sulfat, kẽm gluconat, kẽm acetat)...
Vai trò của kẽm Zinc đối với cơ thể
1. Cải thiện sức khỏe não bộ
Kẽm là khoáng chất rất quan trọng đối với sức khỏe não bộ. Kẽm cùng với vitamin B6 giúp chất dẫn truyền thần kinh trong bộ não của bạn hoạt động tốt hơn.
2. Giúp xương chắc khỏe hơn
Xương được ví như bộ khung giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Thành phần cấu tạo chủ yếu để bộ xương luôn chắc khỏe là canxi. Tuy nhiên, kẽm lại là thành phần cần thiết cho xương khỏe mạnh. Không có kẽm, cơ thể của bạn không thể xây dựng được khung xương chắc khoẻ.
Để có được những lợi ích tốt nhất cho xương, bạn nên tiêu thụ kẽm và canxi vào thời gian khác nhau vì hai nguyên tố này có sự hấp thụ cạnh tranh nhau.
Kẽm góp phần giúp cơ xương chắc khỏe
3. Giúp tóc chắc khỏe
Một trong những dấu hiệu của sự thiếu hụt kẽm là rụng tóc. Khi cơ thể bạn không đủ kẽm, tóc có thể mỏng dần, dẫn đến gãy rụng. Ngược lại, khi bạn hấp thụ đầy đủ kẽm, tóc trở nên dày và bóng khỏe. Trong thực tế, kẽm rất hữu hiệu để kích thích mọc tóc, vì vậy mà các bác sĩ thường khuyên người bị rụng tóc nên bổ sung kẽm.
4. Tốt cho mắt
Một sự thật đáng ngạc nhiên về kẽm là nguyên tố này rất tốt cho đôi mắt của bạn. Khi nói đến thị lực, kẽm hỗ trợ đưa vitamin A vào võng mạc. Nếu không có kẽm, mắt không nhận được đủ lượng vitamin A cần thiết, và kết quả gây suy giảm thị lực. Trong thực tế, thiếu kẽm đặc biệt liên quan đến thoái hóa điểm vàng ở người già.
Vì vậy, bạn cần bổ sung đủ lượng kẽm để bảo vệ đôi mắt và sức khỏe ngay cả khi còn trẻ.
5. Giúp cơ bắp mạnh mẽ
Kẽm có công dụng đặc biệt trong việc tăng cường sự săn chắc cho cơ bắp. Nếu muốn cơ bắp mạnh mẽ, bạn nên cung cấp đủ lượng kẽm cần thiết cho cơ thể. Nguyên tố này được sử dụng để phục hồi cơ bắp sau khi tập luyện thể dục thể thao. Kẽm cũng hỗ trợ cơ bắp khi mệt mỏi, giúp nâng cao năng suất lao động.
Kẽm còn góp phần vào sự phát triển của cơ bắp
6. Làn da khỏe mạnh
Đầu tiên, kẽm giúp loại bỏ mụn trứng cá vì nó điều chỉnh lượng dầu và làm giảm nhiễm khuẩn gây ra mụn. Ngoài ra, kẽm giúp sản xuất collagen và chất này mang lại cho bạn làn da trắng sáng, mịn màng.
7. Cân bằng nội tiết tố
Cân bằng nội tiết tố là rất quan trọng đối với sức khỏe. Kẽm giúp cân bằng rất nhiều nội tiết tốt trong cơ thể. Ví dụ, kẽm cần thiết cho sản xuất insulin rất quan trọng để điều tiết lượng đường trong máu. Kẽm cũng cần thiết cho kích thích tố sinh sản và kích thích tố tuyến giáp. Có đủ kẽm sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh bởi vì kích thích tố trong cơ thể bạn được cân bằng.
8. Kẽm hỗ trợ tăng trưởng ở nam giới
Kẽm là một khoáng chất quan trọng với sự phát triển và tăng trưởng của cơ thể. Kẽm rất cần thiết cho sự phát triển phù hợp của hệ thống cấu trúc, các cơ quan sinh sản, các kỹ năng động cơ và nhận thức.
Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong chức năng tuyến tiền liệt. Nếu thiếu hụt yếu tố sống còn này thì sẽ dẫn đến trục trặc sinh sản nam giới và các vấn đề tuyến tiền liệt. Việc bổ sung kẽm nếu đúng định lượng có thể mang lại lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, cần sử dụng với liều lượng vừa phải để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
9. Một số chức năng khác của kẽm
Hỗ trợ chức năng tiêu hóa: Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì tuyến tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời làm kích thích tiêu hóa phù hợp. Kẽm đóng vai trò sản sinh ra các enzyme tiêu hóa, trong đó nó đảm bảo sản sinh các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả. Kẽm cũng rất cần thiết cho việc đổi mới các mô ruột và sản sinh mật giúp cho tiêu hóa khỏe mạnh.
Hỗ trợ phòng bệnh tiểu đường và ung thư: Vai trò của kẽm trong việc sản xuất insulin đã tạo ra một bức tường phòng thủ cực tốt trong việc chống lại bệnh tiểu đường. Mặt khác, kẽm cũng cải thiện chức năng miễn dịch khi là một chất chống oxy hóa và chống viêm sưng, tất cả đều giúp ích trong việc điều trị và phòng ngừa ung thư.
Giảm viêm và bệnh mạn tính: Thiếu kẽm dẫn đến hình thành chứng rối loạn miễn dịch, dẫn đến viêm. Viêm có mặt trong phần lớn các bệnh mãn tính cũng như những căn bệnh liên quan đến tuổi tác. Thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết thường là căn nguyên gây viêm ở người tại bất kỳ độ tuổi nào. Đặc biệt khi đã có tuổi, cơ thể sẽ trở nên ít có khả năng duy trì các mức độ thích hợp của các vitamin và khoáng chất quan trọng như kẽm, từ đó bệnh tật sẽ phát sinh.
Nguồn: meta.vn