LỢI ÍCH CỦA SỮA CHUA (YAOURT) VÀ CÁCH ĂN KHOA HỌC ĐỂ CÓ LỢI NHẤT CHO SỨC KHỎE

Sữa chua (yaourt) là một món ăn vặt không những ngon, dễ ăn mà còn có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Nhưng lợi ích tuyệt vời của yaourt ra sao và ăn thế nào để mang lại lợi ích nhất cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Sữa chua

1. Thành phần dinh dưỡng trong sữa chua

Thành phần chính trong yaourt bao gồm: Lactobacillus Acidophilus, Bifido Bacterium, đường, đạm, chất béo và nhiều chất dinh dưỡng khác.

Theo số liệu của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, cứ trong 100 gam sữa chua chứa khoảng 100kcal, ước tính năng lượng bằng một nửa chén cơm hoặc hai trái chuối xanh. Cụ thể, trong 100 gam yaourt gồm:

  • 121 mg canxi
  • 95 mg phốt pho
  • 0,05 mg sắt
  • Vitamin C, B6, B12, E, K, A, D
  • 0,59 mg kẽm
  • 1g đạm

Một yếu tố đặc biệt, hàm lượng chất lactose trong yaourt rất ít. Điều này khiến cho những ai có vấn đề về tiêu hóa cũng dễ dàng sử dụng mà không bị dị ứng.

2. Lợi ích từ việc ăn yaourt (sữa chua)

2.1. Yaourt (sữa chua) cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết

Dinh dưỡng trong một cốc sữa chua mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Một cốc sữa chua đem tới 49% lượng canxi cần thiết cho xương và răng. Lượng lớn vitamin B12 và riboflavin trong sữa chua có thể giúp cơ thể ngăn chặn các bệnh về tim và dị tật ống thần kinh bẩm sinh. Tiếp đến những loại vi chất như phốt pho, magiê và kali giúp cho quá trình điều hòa huyết áp, cho quá trình trao đổi chất và tốt cho xương.

2.2. Yaourt giúp tăng cường hệ miễn dịch

Trong sữa chua có chứa men vi sinh (probiotic) – một chất giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Vitamin D trong yaourt cũng giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến cảm lạnh, cảm cúm thông thường.

2.3. Yaourt giúp tăng sức khỏe cho trái tim

Sữa chua có chứa chất béo bão hòa, một lượng nhỏ axit béo không bão hòa đơn rất tốt cho cơ thể. Khi cơ thể hấp thụ được những chất béo bão hòa từ các sản phẩm sữa giúp tăng lượng cholesterol HDL, giúp trái tim khỏe mạnh hơn.

Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra việc ăn sữa chua giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tim. Những sản phẩm như sữa chua cũng giúp giảm huyết áp – một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh tim.

2.4. Yaourt giúp giảm nguy cơ loãng xương

Trong sữa chua bao gồm các dưỡng chất như canxi, protein, kali, photpho và vitamin D. Đây đều là những chất ngăn ngừa tình trạng loãng xương nhất là ở người cao tuổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc ăn sữa chua hàng ngày sẽ giúp duy trì mật độ xương đồng thời giảm nguy cơ gãy xương.

2.5. Hỗ trợ giảm cân

Hàm lượng protein, canxi trong sữa chua cao khiến cơ thể giảm sự thèm ăn. Ngoài ra ăn sữa chua cũng giúp bạn giảm cân, giảm mỡ, nhất là vùng eo. Và đặc biệt, nếu ăn đều đặn, đúng cách, sữa chua còn giúp giảm tỷ lệ béo phì.

3. Thời điểm “vàng” để ăn sữa chua

3.1. Ăn Yaourt sau bữa ăn

Ăn sữa chua khi đói sẽ khiến cho lượng acid dạ dày tăng cao, lượng acid lactic sẽ phá hủy acid trong dạ dày. Lượng protein trong sữa chua sẽ khiến bạn có cảm giác no và ăn bữa chính không ngon miệng.

Thời điểm “vàng” để ăn yaourt là sau khi ăn trưa 1-2 tiếng đồng hồ.

3.2. Ăn yaourt vào buổi tối

Không nên ăn những thức ăn nhiều calo, giàu năng lượng vào buổi tối để không bị tăng cân. Ăn sữa chua là một lựa chọn trong khẩu phần ăn bữa tối. Với lượng sữa chua 227g, cơ thể cũng chỉ nạp vào khoảng 180 calo và 11g protein. Vì vậy, việc ăn sữa chua trước đi ngủ sẽ giúp nuôi dưỡng cơ bắp rất tốt.

Tuy vậy, không phải loại sữa chua nào cũng cung cấp chất dinh dưỡng như nhau. Sữa chua không đường vẫn là loại phù hợp nhất. Bởi sữa chua có đường và sữa chua trái cây cung cấp lượng đường quá cao.

3.3. Sau khi vận động

Sữa chua bổ sung protein, carbohydrate, canxi và lợi khuẩn tốt cho những người tập Gym. Việc kết hợp sữa chua cùng trái cây tươi sẽ tăng hương vị khẩu phần ăn và cung cấp dưỡng chất cho sức khỏe.

4. Ăn nhiều sữa chua có tốt không?

Dù có nhiều nghiên cứu cho thấy ăn sữa chua (yaourt) có lợi cho sức khỏe. Nhưng điều đó không có nghĩa là ăn nhiều sẽ tốt cho cơ thể. Điểm qua một số tác hại nếu sử dụng nhiều món ăn vặt này:

4.1. Dễ bị khó tiêu

Nhất là với những người không dung nạp được lactouse hay bị vấn đề về tiêu hóa. Nếu sử dụng lượng sữa chua quá nhiều sẽ dẫn đến khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy.

4.2. Dễ bị tình trạng béo phì

Nếu ăn cách xa bữa ăn từ 30 phút đến 1 giờ, sữa chua sẽ phát huy công dụng tối đa. Ngược lại ăn quá nhiều trong khẩu phần ăn khiến cơ thể phải dung nạp lượng đường quá mức cần thiết. Điều này còn dẫn đến các bệnh liên quan đến tiểu đường, tim mạch, …

4.3. Bị dị ứng

Nếu là người bị di ứng với sữa hãy tránh ăn sữa chua. Những người hay gặp phải tình trạng đầy hơi không nên ăn nhiều sữa chua. Những người bị dạ dày hạn chế ăn nhiều sữa chua

4.4. Nguy cơ bị ung thư

Việc rất nguy hiểm khi kết hợp sữa chua cùng với chất nhiều dầu mỡ như lạp xưởng, thịt hun khói…. Những chất này khi ăn cùng nhau sẽ tạo nên N-nitrosamine khiến cơ thể có nguy cơ mắc ung thư.

5. Nên ăn sữa chua bao nhiêu là hợp lý?

Lượng sữa chua (yaourt) hợp lý nhất cơ thể có thể nạp là 250-500 gram tương đương 1-2 hộp/ngày.

Hy vọng, những thông tin trên đã giúp bạn biết được tác dụng tuyệt vời của sữa chua (yaourt) và cách ăn khoa học để có lợi nhất cho sức khỏe mình và người thân.

Nguồn: benhviendakhoahailan.vn

 

Liên hệ