Căng cơ là gì?
Căng cơ là tình trạng bạn vận động quá mức hay vận động không đúng kỹ thuật mà không khởi động giãn cơ kỹ càng dẫn đến các thớ cơ bị căng giãn đột ngột quá mức làm cơ bị rách hoạt bị giãn làm cho bạn cảm thấy bị đau nhức cơ, mỏi, sưng. Tình trạng này hầu như sẽ xảy ra ở những cơ xoay như vùng thắt lưng, cổ, tay, đùi và chân khi bạn vận động mạnh ở những vùng này.
Nguyên nhân của căng cơ?
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này thường gặp gồm:
Không khởi động mà tập ngay hoặc khởi động không kỹ (Cơ phải làm việc nặng đột ngột và cơ được giãn không kỹ)
Vận động sai tư thế và sai động tác.
Với những người hay luyện tập thể thao nhưng nghỉ tập một thời gian rồi tập lại thì cơ cũng dễ bị căng dãn hơn.
Khi bạn nhấc các vật nặng quá sức cũng tăng áp lực lên các cơ, khiến cơ bị căng quá mức.
Biểu hiện của căng cơ?
Sau một đêm ngủ dậy, bạn cảm thấy cực kì khó để cử động cơ tay, chân,... hoặc khớp liên quan đến các cơ đó. Trường hợp căng cơ nhẹ, mặc dù cơ bị rách và thiếu linh hoạt, vẫn có thể sử dụng nó. Các trường hợp nặng khi cơ bị rách nghiêm trọng gây ra đau đớn cùng cực và hạn chế hầu hết các cử động.
Căng cơ nhẹ đến trung bình sẽ tự khỏi sau một vài tuần, trong khi các trường hợp nặng có thể kéo dài trong nhiều tháng.
Khắc phục tình trạng căng cơ
1-Thường xuyên tập thể dục để rèn luyện các cơ
Tập luyện cho các cơ cũng như cơ thể thông qua việc tập thể dục thể thao và tập gym với cường độ được nâng dần, việc này sẽ giúp các cơ thích nghi với các hoạt động cao, tăng cường sức bền, sự dẻo dai và giúp cơ bắp đối mặt với các hoạt động ở mức độ cao đột ngột mà không bị căng cơ.
2- Tuân thủ theo chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp
Bạn nên đi ngủ trước 11h để các cơ có thể phục hồi vì chỉ khi bạn ngủ sớm các cơ mới có thể hồi phục và tái tạo, nạp một lượng protein vừa đủ giúp cơ thể nuôi cơ.
Hạn chế uống các thức uống có cồn như rượu, bia và các chất kích thích khác.
Bổ sung thực phẩm giàu canxi, magiê: Các loại rau xanh như bina, cải xanh, củ cải, các loại đậu, gạo, bí ngô, hạt vừng, yến mạch, hạt hướng dương... là thực phẩm rất giàu canxi và magiê.
Bổ sung các vitamin nhóm B từ cá, hải sản, thịt đỏ, sữa, ngũ cốc, trứng: Các vitamin B có tác dụng vận chuyển đường đi khắp nơi trong cơ thể, cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động đồng thời còn làm giảm a-xít lactic.
3- Cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể
Việc cung cấp không đủ nước cho cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng các tế bào cơ bị rút lại và phá vỡ protein. Ta gọi đó là "sự phá hủy cơ".
Khi sự phá hủy cơ diễn ra, nó sẽ ngưng quá trình tổng hợp protein trong tế bào cơ khiến cơ bắp không thể phát triển.
Như vậy, việc ngăn ngừa sự phá hủy cơ rất quan trọng và nước chính là người hùng.
4- Khởi động kỹ trước khi tập
Căng cơ xảy ra khi cơ bị kéo căng quá mức, thường là do bạn gắng sức trước khi khởi động đúng cách. Vì vậy, bạn nên dành thời gian để giãn cơ và làm ấm cơ trước khi tham gia hoạt động thể chất.
5-Chườm đá
Biện pháp này có thể giúp giảm sưng và xoa dịu cơn đau cơ nhanh chóng. Bạn chỉ cần cho đá viên vào túi chườm rồi quấn khăn mỏng xung quanh vùng bị thương tránh tổn thương da do đá lạnh. Chườm túi đá lên vùng bị đau khoảng 20 phút/lần, nên chườm nhiều lần mỗi ngày đến khi giảm sưng đau. Tránh chườm nhiệt vì nhiệt không giúp giảm viêm cơ.
Những bí quyết giúp phục hồi khi bị căng cơ nhưng rất ít người biết, hãy áp dụng để giảm thiểu những cơn đau không đáng có nhé!
Nguồn: Tổng hợp
LIỆU BẠN CÓ HIỂU HẾT VỀ CĂNG CƠ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC?
10:19:54 09/12/2019