Khi đang tham gia bất kì một hoạt động thể thao nào nếu bị chuột rút sẽ cực kì nguy hiểm bởi vì chuột rút có thể gây ra chấn thương hay thậm chí là mất mạng. Dưới đây là bài viết giúp các bạn hiểu rõ hơn vì sao các bạn lại bị chuột rút và cách phòng tránh.
Giống như khi xưa đánh trận, ông bà ta hay có câu “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, nên chúng ta cần phải biết và hiểu rõ chuột rút là gì, như vậy thì mới có cách phòng tránh và xử lí mỗi khi bị chuột rút.
Chuột rút là gì?
Chuột rút (còn gọi là vọp bẻ) là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa.
Biểu hiện của chuột rút?
Là cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ, thường đến đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến vài phút. Chuột rút thường xảy ra ở chân. Mức độ nghiêm trọng của các cơn đau khác nhau, trong một số trường hợp, có thể chỉ kéo dài vài giây, nhưng trong một số trường hợp, cơn đau kéo dài đến 10 phút.
Các vùng cơ thường bị chuột rút khi chơi thể thao là: cẳng chân, bắp đùi trước và sau, cơ bụng, bàn tay, bàn chân, lưng, cánh tay...
Nguyên nhân của chuột rút?
Ăn uống thiếu chất
Chuột rút xảy ra chủ yếu do thiếu canxi, magiê, kali và natri.
Không làm ấm cơ bắp, khởi động không kĩ
Khởi động trước khi tập luyện để làm ấm và kéo căng cơ bắp. Cần phải khởi động tối thiểu 10 phút. Sau khi tập cũng nên làm các bài tập kéo căng để thả lỏng cơ bắp.
Sự hoạt động thái quá của hệ thần kinh cơ bắp
Khi bạn quỳ lâu, đứng lâu sẽ gây ép lên các cơ bắp và mạch máu. Hoặc một tình trạng khác là khi ngủ bạn thường xuyên để cong chân, cơ bắp ở bắp chân khá ngắn, không được duỗi ra, duy trì tư thế này lâu, khi cử động nhẹ bạn sẽ bị chuột rút.
Phụ nữ mang giày cao gót cả ngày, mũi giày nhọn ép lên ngón chân cũng có thể xuất hiện tình trạng các ngón chân lần lượt bị chuột rút.
Bị mất nước
Sự mất nước trong cơ thể sẽ dẫn đến mất cân bằng của các tín hiệu điện và ion. Vì vậy, tại thời điểm này, cơ thể không biết tín hiệu là từ não hay chỉ vì có sự mất cân bằng điện xung quanh tế bào, dẫn đến các cơ bị rối loạn và co rút không thể báo trước.
Bạn hãy phòng ngừa tình trạng này bằng cách uống nhiều nước, mỗi ngày 1,5 đến 2 lít nước và bổ sung các chất điện giải.
Cách xử lí khi bị chuột rút
Tắm nước ấm để thư giãn cơ. Đặt một miếng đệm nóng trên cơ cũng có thể giúp thư giãn cơ hoặc sử dụng túi chườm đá. Luôn luôn để một miếng vải ngăn cách giữa da và túi chườm.
Uống đủ nước: Như đã nêu ở trên, mất nước là một trong những nguyên nhân gây ra chuột rút. Do đó, hãy uống đủ nước để có thể bảo vệ cơ bắp khi chơi thể thao
Bổ sung các chất điện giải: Chuột rút có thể là do thiếu hụt natri và kali. Vì vậy, để phòng tránh chuột rút khi đá bóng hoặc các môn thể thao khác, có thể thay thế nước uống thông thường bằng các loại nước cung cấp bổ sung các chất điện giải. Hoặc có thể ăn chuối vì chuối có chứa nhiều kali
Tập thể dục thường xuyên và khởi động kỹ trước khi tập luyện. Nên tạo thói quen tập thể dục cho đôi chân trước mỗi khi đi ngủ.
Nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính, sau mỗi bữa ăn nên bổ sung các loại quả như chuối, mơ, cam, đu đủ, xoài. Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ các chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất.
Nguồn: Tổng hợp
BÍ KÍP XỬ LÍ KỊP THỜI KHI BỊ CHUỘT RÚT
16:27:21 07/12/2019